Tác dụng bất ngờ của củ bình vôi đối với sức khỏe con người
Trong thiên nhiên, các loài thực vật luôn chứa đựng những giá trị tuyệt vời. Mỗi loại cây khác nhau sẽ có các đặc điểm, tính chất cùng thành phần khác nhau. Từ đó, chúng mang các công dụng riêng, được y học áp dụng điều trị bệnh cho con người. Bình vôi cũng là một trong số các cây được sử dụng phổ biến để làm dược liệu. Vị thuốc này chữa mất ngủ, suy nhược thân kinh, giúp an thần và chữa đa dạ dày hiệu quả. Nó còn có tác dụng gì khác, cách dùng và kiêng kỵ ra sao? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Visuckhoe.vn
1. Đặc điểm của bình vôi
Bình vôi có nhiều tên gọi khác nhau như: Củ một, củ Bồng bềnh, Dây mối trơn, Cáy pầm, Cà tòm và Co cáy khẩu. Nó có tên khoa học là Stephania glabra (Roxb.) Miers. Đây là loại cây ưa sáng, thích hợp nhất ở vùng núi đá vôi ẩm. Cây phân bố rộng khắp nơi, bao gồm Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc,… Tại nước ta, cây trải dài từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên trữ lượng nhiều ở các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Thanh Hóa.
Hình dáng
Đây là loại cây dây leo, sống lâu năm, chiều dài của dây có thể lên đến 6m. Thân của nó nhẵn và có hơi xoắn nhẹ. Lá mọc so le với nhau, mỏng, gần tròn, mép tròn hoặc hình tam giác. Cuống dài, đính gần 1/3 của phiến lá, giống như chân vịt và nằm nổi rõ ở mặt dưới. Cả hai mặt lá đều trơn và có các cạnh hơi gợn sóng. Hoa học thành chùm tại kẽ lá hoặc cành già đã rụng lá. Qủa có hình cầu, hơi dẹp, màu sắc ngả đỏ. Phần củ là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu. Nó to, có thể nặng đên 50kg. Vỏ bên ngoài có màu nâu sẫm và sần sùi.

Thu hái, bào chế
Vào mùa đông là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch dược liệu. Lúc này củ sẽ nhiều hàm lượng hoạt chất có lợi đạt ngưỡng cao nhất. Người ta đem củ về, tiến hành gọt bỏ vỏ, thái mỏng và phơi dưới bóng râm. Ở một số nơi, dược liệu còn được xát hoặc giã khi còn tươi, vắt lấy nước.
Thành phần hóa học
Trong bình vôi, thành phần chủ yếu là các alcaloid. Cụ thể bao gồm: L – tetrahydropalmatin, cepha lanolin, cephradine, Tetrandrin, Roemerin, Rotundin. Ngoài ra, củ của nó còn chứa một lượng lớn tinh bột, acid hữu cơ và đường.
2. Tác dụng của củ bình vôi
Theo y học cổ truyền
Bình vôi có vị đắng, ngọt, tính lương, được quy vào 2 kinh can và tỳ. Với tính chất như vậy, các thầy thuốc đông y đã dử dụng dược liệu để điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh. Bệnh suy nhược thần kinh, động kinh, điên giản đều dùng hiệu quả. Ngoài ra, nó thường được kết hợp với các vị thuốc khác để chữa mất ngủ, đau dạ dày, viêm phế quản, ho nhiều đờm…

Theo y học hiện đại
Những nghiên cứu hiện đại của các nhà khoa học cho thấy các chất trong dược liệu có tác dụng khả quan. Cụ thể như:
- L – tetrahydropalmatin: Chống co giật, chống co thắt cơ vành, giúp an thần và ngủ ngon. Bên cạnh đó, chất ngày có thể hạ huyết áp cùng với điều hòa đường hô hấp.
- Cepharanthin: Sự xuất hiện của cepharanthin giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế sự thiếu hụt bạch cầu khi dùng thuốc chống ung thư.
- Tetrandrin: Chất này cũng giúp hạ áp, chống viêm và ức chế gây viêm. Đồng thời nó có thể gây chẹn dòng canxi.
- Roemenin: Trong dược liệu roemenin hoạt động làm tê niêm mạc, giãn mạch gây hạ huyết áp.
- Isotetradim: Chống viêm, giảm đau, hạ nhiệt là tác dụng của chất này.
3. Các bài thuốc có thành phần dược liệu
Chữa mất ngủ
Chuẩn bị: Bình vôi, Lạc tiên cùng Mạch môn, mỗi vị 12g, Tang bạch bì 6g và Cam thảo 6g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống trong ngày.
Chữa đau dạ dày và viêm loét dạ dày
Chuẩn bị: Bình vôi, Hà thủ ô, lá Khổ sâm cùng Thục địa, tất cả đều 12g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống.
Chữa suy nhược thần kinh, động kinh
Chuẩn bị: bình vôi, câu đằng, thiên ma và viễn chí, mỗi vị 12g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Chữa viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm khí quản mạn tính
Chuẩn bị: Bình vôi 12g, vỏ Quýt khô 10g cùng họ Hoàng cầm, Cánh mèo, mỗi thứ 12g.
Thực hiện: Cho tất cả các vị trên vào nồi, sắc uống ngày 1 thang.
4. Lưu ý khi dùng vị thuốc bình vôi
Khi sử dụng bình vôi để điều trị bệnh, người dùng nên lưu ý sau:
- Không nên sử dụng dược liệu với số lượng lớn hoặc thời gian dài. Việc này có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương và gây co giật.
- Người dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của dược liệu không nên dùng.
- Trước khi sử dụng, cần tham khảo y kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Khi gặp các triệu chứng bất thường, cần dừng thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
5. Mua củ bình vôi ở đâu?
Bình vôi là vị thuốc quen thuộc đối với nhiều người. Nó được tìm thấy tại các chợ đông y hoặc nhà thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra, dược liệu còn được bán trên các sàn thương mại điện tử, các website khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm dược liệu kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chính vì vậy người mua cần lựa chọn nơi đáng tin cây, có uy tín và đầy đủ giấy tờ. Việc này giúp tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như đảm bảo được hiệu quả tối đa của dược liệu.
Có thể nói, vị thuốc bình vôi đã mang lại nhiều giá trị trong y học. Với những công dụng trên, dược liệu chữa trị được các bệnh cho con người. Bài viết đã tổng hợp các đặc điểm, thành phần và công năng của vị thuốc trên. Hy vọng các thông tin Visuckhoe.vn cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn và người thân trên hành trình chăm sóc sức khỏe của mình.
{View more | Discover more | Explore more | Reference source | Source of reference | Read more | More information | View more on ZodiFox }: Tác dụng bất ngờ của củ bình vôi đối với sức khỏe con người
from Vì Sức Khỏe | Quà tặng sức khỏe cao cấp ý nghĩa | Visuckhoe.vn https://ift.tt/4nTPkYt
via Vì Sức Khỏe
Nhận xét
Đăng nhận xét