Công dụng tuyệt vời của bạch linh đối với sức khỏe và sắc đẹp

Các loại thực vật, đặc biệt là nấm luôn có nhiều công dụng đối với con người. Chúng có thể được sử dụng để chế biến các món ăn hoặc làm thuốc. Trong đó, nấm bạch linh hay còn gọi là bạch phục linh mang nhiều giá trị cho y học cổ truyền. Nó có nhiều tác dụng sinh học như: chống viêm, chống oxy hóa và kháng vi-rút và chống ung thư. Vị thuốc này gồm các đặc điểm, thành phần và cách dùng như thế nào? Hãy cùng Visuckhoe.vn tìm hiểu và khám phá dược liệu qua bài viết dưới đây.

1. Bạch linh là gì?

Bạch linh có tên khoa học Poria cocos Wolf, thuộc họ Nấm lỗ. Đây là loài nấm có thể quả lớn, mọc ký sinh trên rễ một số loài thông. Nó phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản và vùng viễn đông liên bang Nga. Ở nước ta, một số tài liệu cho thấy loại nấm này được tìm thấy tại các rừng thông thuộc tỉnh Hà Giang, Thạch Hóa, Lâm Đồng, Gia Lai.

Hình dáng

Nấm có hình khối to, kích thước bằng nắm tay hoặc có thể nặng từ 3 – 5kg. Bên ngoài có màu xám đen, nhăn nheo, đôi khi thành bướu. Mặt cắt ngang của nó hơi lổn nhổn, sần sùi và có nhiều vết nứt. Bên trong màu trắng hoặc màu hồng xám. Khi khô, dược liệu tạo thành hình khối không đều, có dạng hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt.

Hình dáng của bạch linh
Hình dáng của bạch linh

Thu hái, bào chế

Nấm từ 2 tuổi đã có thể thu hoạch nhưng tốt nhất là sau 3 – 4 năm. Sau khi thu hái, người dân tiến hành rửa sạch để loại bỏ đất cát và tạp chất. Đem dược liệu chất thành đống, để nơi có gió. Tiếp tục phơi và ủ nấm đến khi bề mặt khô và có vết nhăn. Cuối cùng là phơi âm can cho đến khi khô hẳn. Tùy vào các phần thái và màu sắc, dược liệu sẽ có các tên gọi khác nhau. Cụ thể như:

  • Phục linh bì: lớp vỏ ngoài cùng của nấm tách ra.
  • Phục linh khối: chính là phần còn lại sau khi tách lớp ngoài.
  • Xích phục linh: là lớp thứ hai sau phần vỏ hơi hồng hay nâu nhạt.
  • Bạch phục linh: phần bên trong, có màu trắng.
  • Phục thần: là phần nấm ôm đoạn rễ thông phía bên trong.

Thành phần hóa học

Trong bạch linh bao gồm 2 nhóm chính là polysaccharid và triterpenes. Trong đó, Polysaccharid có 75% pachyman cùng các monosaccharide các dạng D của glucose, galactose, xylose, mannose, fucose và rhamnose. Đồng thời triterpenes có: Axit pachymic, axit polyporenic, axit dehydropachymic, axit tumolosic, axit eburicoic, axit pinicolic … Ngoài ra, dược liệu còn chứa các axit amin, enzym, steroid và choline, histidine và muối kali.

2. Tác dụng của bạch linh

Theo y học cổ truyền

Bạch phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, được quy vào các kinh tỳ, tâm, phế và thận. Dược liệu với tính chất như vậy có tác dụng lợi thủy thẩm thấp, bổ tỳ, định tâm và an thần. Các thầy thuốc đông y đã áp dụng vị thuốc này trong nhiều trường hợp khác nhau. Cụ thể, nó dùng để chữa tiêu chảy, tỳ hư, ăn kém, phù thũng, bụng đầy trướng, bệnh di tinh, mộng tinh. Bên cạnh đó, dược liệu giúp lợi tiểu, thuốc bổ, chữa suy nhược, chóng mặt, trị mất ngủ và an thần.

Theo y học hiện đại

Những nghiên cứu hiện đại đã cho thấy bạch linh có nhiều công dụng đối với y học. Trong đó:

  • Chống ung thư: Triterpene và polysaccharide trong dược liệu có khả năng chống lại nhiều tế bào ung thư trong ống nghiệm. Cụ thể, nó kháng được bệnh bạch cầu và u ác tính, ung thư phổi, dạ dày, tuyến tụy, tuyến tiền liệt, buồng trứng, vú và da.
  • Chống viêm: Đối với người bị viêm da tiếp xúc, sử dụng kem nấm phục linh có hiệu quả. Nó chống viêm trong giai đoạn khởi phát và không gây kích ứng cho làn da khỏe mạnh.
  • Miễn dịch: Thử nghiệm cho thấy dịch chiết của dược liệu tăng cường hoạt động miễn dịch của lách và tuyến ức đối với chuột.
  • Trị đái tháo đường: Thí nghiệm trên chuột bị mắc bệnh tiểu đường, dược liệu làm giảm đáng kể đường huyết. Điều này xảy ra do chất triterpenes trong nấm giúp cải thiện độ nhạy của insulin với tế bào đích. Từ đó nó có thể giảm đường huyết trên cơ thể.
  • Bệnh Alzheimer: ßA là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Thí nghiệm trên chuột cho thấy thuốc loại bỏ beta – amyloid (ßA) khỏi não.
  • Công dụng khác: Ngoài ra, bạch linh còn cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, về da và tim mạch. Sử dụng dược liệu chống lại trầm cảm, mất ngủ, lão hóa da hoặc gan nhiễm mỡ,…

3. Các bài thuốc có thành phần dược liệu

Chữa phù thũng

Chuẩn bị: Bạch linh và Trư linh mỗi vị 10 g, Trạch tả 12 g, Nhục quế 4 g, Bạch truật 10 g.

Thực hiện: Tất cả các vị tán thành bột, mỗi ngày lấy 10 g sắc uống.

Bạch linh chữa phù thũng
Bạch linh chữa phù thũng

Chữa suy nhược cơ thể kèm tiêu chảy

Chuẩn bị: Bạch phục linh, bạch truật, đảng sâm, mỗi loại 10 g cùng chích cam thảo 3 g, trần bì 5 g. Bán hạ (chế với gừng) 5 g, mộc hương và sa nhân mỗi vị đều 4 g.

Thực hiện: Tán mịn tất cả các loại trên, trộn chung với nước gừng, vo thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần sử dụng từ 4 -8 g, tùy vào từng độ tuổi khác nhau.

Chữa bệnh khớp, phong hàn thấp tí hoặc nhiệt tí

Chuẩn bị: Bạch phục linh 120 g, sài hồ 120 g. Kinh giới, phòng phong, mỗi loại 100 g. Khương hoạt, cát cánh, chỉ xác, xuyên khung, độc hoạt, tiền hồ, cam thảo, đều 80 g

Thực hiện: Đem tất cả các vị trên tán mịn. Người lớn mỗi ngày dùng 10 g chung với nước đun sôi để nguổi. Ngày uống 2 lần, dùng trước khi ăn.

Chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi

Chuẩn bị: Bạch phục linh, nhân sâm, bạch truật dùng 16 g cùng cam thảo 8 g.

Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 2 -3 lần uống mỗi ngày.

4. Tác dụng của bạch linh trong làm đẹp

Ngoài những công dụng về sức khỏe, bạch linh còn có chất chống oxy hóa. Từ đó, nó giúp ngăn ngừa lão hóa da, giúp da mịn màng và căn tràn sức sống. Bên cạnh đó, dược liệu còn có thể làm trắng da, mờ vết thâm nám, tàn nhang, mụn nhọt. Sở dĩ loại nấm này có tác dụng như vậy nhờ khả năng thải độc và diệt khuẩn. Có thể sử dụng bằng cách hấp cách thủy khoảng 40 -60 phút, trộn chung với mật ong và ăn mỗi ngày. Ngoài ra, dược liều còn được tán mịn, trộn với mật ong rồi bôi trực tiếp lên da.

Tác dụng của bạch linh trong làm đẹp
Tác dụng của bạch linh trong làm đẹp

5. Lưu ý khi dùng thuốc bạch linh

Khi sử dụng bạch linh, người dùng cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng dược liệu chung với giấm.
  • Những người tiểu quá nhiều, di hoạt tinh do hư hàn, tỳ hư hạ hãm (sa dạ dày, sa trực tràng) hoặc thoát vị đĩa đệm không nên sử dụng liều lượng lớn.
  • Người dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc không nên dùng.
  • Cần tham khảo ý kiến của bách sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng.

6. Mua bạch linh ở đâu?

Bạch linh là vị thuốc quý, có nguồn gốc từ tự nhiên, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Dược liệu có thể tìm thấy tại các chợ hoặc nhà thuốc đông y. Ngoài ra, hiện nay vị thuốc này cũng được bán trên các trang thương mại điện tử, trang mạng xã hội hoặc website. Người mua có thể lựa chọn và tìm kiếm dễ dàng. Tuy nhiên, trước khi mua nên cân nhắc để chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy. Vì mua phải dược liệu kém chất lượng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và sức khỏe của người dùng.

Có thể nói, bạch linh được xem là dược liệu có giá trị đối với con người. Các đặc điểm, tính chất cùng thành phần của mình, vị thuốc giúp chữa trị nhiều bệnh, cải thiện được sức khỏe và sắc đẹp. Bài viết của Visuckhoe.vn cung cấp hy vọng sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích đối với bạn và người thân trên hành trình chăm sóc sức khỏe nhé!

{View more | Discover more | Explore more | Reference source | Source of reference | Read more | More information | View more on ZodiFox }: Công dụng tuyệt vời của bạch linh đối với sức khỏe và sắc đẹp



from Vì Sức Khỏe | Quà tặng sức khỏe cao cấp ý nghĩa | Visuckhoe.vn https://ift.tt/EoIYyLa
via Vì Sức Khỏe

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công dụng tuyệt vời của cây Cỏ ngọt

Trải nghiệm ẩm thực của đảo Nhật Bản – Đặc sản Inazuma

Cây cối xay – vị thuốc quý trong y học