Vị thuốc hạ khô thảo – món quà tuyệt vời từ thiên nhiên
Các loài thực vật đa dạng luôn là nguồn dược liệu có giá trị trong y học. Hạ khô thảo cũng là một trong số loài cây hữu ích đối với sức khỏe của con người. Sở dĩ nó được gọi với tên như vậy vì lại cỏ này sẽ khô vào mùa hạ chí. Những cụm hoa của cây với màu sắc tuyệt đẹp đã trở thành vị thuốc thanh nhiệt, kháng viêm. Ngoài ra, dược liệu còn có nhiều công dụng khác. Mời quý độc giả cùng khám phá và tìm hiểu loại thảo dược này thông qua bài viết sau của Visuckhoe.vn
1. Đặc điểm của hạ khô thảo
Hạ khô thảo thuộc họ hoa môi, có tên khoa học là Prunella vulgaris L. Cây có xuất xứ từ vùng ôn đới của châu Á và châu Âu. Hiện nay, nó phân bố nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,… Tại nước ta, dược liệu mọc ở vùng cao lạnh như: Sa Pa, Tam Đảo, Hà Giang. Đây là loại cây dễ mọc, thích hợp với độ cao 1.000 – 1.500m so với mực nước biển. Nó phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt, mưa nhiều và không chịu được nắng.
Hình dáng
Hạ khô thảo là loại cây sống dai, thân có hình vuông, màu tím đỏ. Nó có chiều cao khoảng 20 – 30cm. Lá mọc đối xứng với nhau, dạng hình trứng, có mép nguyên hoặc răng cưa. Trên thân và lá có thể phủ lát đát các lông nhỏ. Hoa mọc thành cụm, gồm nhiều hoa nhỏ, màu tím nhạt. Chúng tập trung ở đầu cành, mọc vòng và có cuống ngắn. Mỗi vòng có từ 5 -6 hoa. Đài hoa gồm 2 môi, môi trên có 3 răng, môi dưới 2 răng. Nhị hoa thò ra khỏi tràng, có 4 chiếc, 2 dài, 2 ngắn. Khi nở, cánh hoa có màu tím nhạt. Qủa của nó cứng và nhỏ.
Thu hái, bào chế
Hoa là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu. Tức là phần cụm hoa trên cành mang lá, dài không quá 15cm từ ngọn trở xuống. Ngoài ra, một số nơi còn dùng cả thân và lá. Vào khoảng tháng 5 đến tháng 6, khi hoa chuyển sang màu nâu đỏ là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch. Người dân đem về, rửa sạch để loại bỏ tạp chất, phơi hoặc sấy khô. Không nên phơi dược liệu quá nắng, như vậy có thể làm mất đi mùi thơm của thuốc. Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
Thành phần hóa học
Các nghiên cứu đã cho thấy hạ khô thảo có đa dạng thành phần, cụ thể như:
- Chứa tinh dầu: D-camphor (khoảng 50%) cùng a-fenchon và D-fenchon.
- Các Alkaloid tan trong nước.
- Muối vô cơ chiếm 3,5 %, chủ yếu là Kali chlorua.
- Prunellin là chất đắng có trong dược liệu.
- Ngoài ra còn chứa Denphinidin cyanidin.
Bên cạnh đó, ở Pháp, nghiên cứu cho thấy cây có: nhựa chất đắng, tanin, tinh dầu, chất béo, lipase. Một glucosid tan trong nước (0,7g/kg cây khô) và một saponosid acid đều xuất hiện trong dược liệu.
2. Hạ khô thảo có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền
Hạ khô thảo có vị đắng, cay, tính hàn, được quy vào các kinh: can và đởm. Với tính chất như vậy, dược liệu có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ sáng mất, giải trừ nhiệt độc ở tử cung và âm hộ. Các thầy thuốc đông y đã sử dụng vị thuốc để chữa các bệnh tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, cầm máu do huyết ứ. Bên cạnh đó, các chứng đau đầu, chóng mặt do nhiệt bốc lên cao và các bệnh về da cũng được áp dụng hiệu quả.
Theo y học hiện đại
Những nghiên cứu hiện đại cho thấy hạ khô thảo có nhiều tác dụng thông qua thực nghiệm trên động vật và lâm sàng. Cụ thể như:
- Kháng khuẩn: Thí nghiệm trên chuột, cho dùng dịch chiết của dược liệu cho thấy tác dụng chống viêm rõ rệt. Đồng thời, nó còn có thể ức chế một số vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn phẩy hoắc loạn, trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn lao, khuẩn cầu chùm,…
- Hạ áp: Các chất tan trong dược liệu có khả năng hạ áp và giảm các triệu chứng ở bệnh nhân bị huyết áp cao.
- Lợi tiểu: Trong thảo dược có Kali nitrat và acid urosolic. Đây là 2 chất lợi tiểu tốt. Đồng thời, nó còn giúp loại trừ độc tố và acid uric dư thừa qua thận.
- Chống ung thư: Thí nghiệm trên chuột nhắt, vị thuốc này kháng lại sự di căn của tế bào ung thư.
3. Các bài thuốc có thành phần dược liệu
Chữa nhức đầu, chóng mặt, huyết áp cao
Chuẩn bị: Hạ khô thảo 20g, Bồ công anh, hạt Muồng ngủ mỗi vị 20g cùng hoa Cúc, lá Dâu và Mã đề mỗi vị 12g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống.
Chữa tràng nhạc, sưng tuyến giáp, quai bị, viêm tuyến vú
Chuẩn bị: Hạ khô thảo, Huyền sâm mỗi loại 20g, Xạ can, Hoàng đằng và Nga truật tất cả đều 10g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống.
Chữa vết bầm, vết thương
Chuẩn bị: Hạ khô thảo.
Thực hiện: Đem dược liệu giã rồi đắp lên vết thương.
Thông tiểu tiện
Chuẩn bị: Hạ khô thảo 8g, Cam thảo 1g, Phụ tử 2g.
Thực hiện: Sắc tất cả dược liệu chung với 600ml nước. Đến khi còn 200ml, chia thành 3 lần uống trong ngày.
4. Lưu ý khi dùng hạ khô thảo
Khi dùng hạ khô thảo để trị bệnh, người sử dụng cần chú ý các vấn đề sau:
- Người vốn sợ lạnh, lạnh trong người, ăn uống kém, bụng chướng, khó tiêu cần thận trọng khi dùng.
- Người dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc không sử dụng.
- Khi gặp các dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng.
5. Mua hạ khô thảo ở đâu?
Hạ khô thảo là vị thuốc đông y quen thuộc. Người mua có thể tìm thấy tại các chợ hoặc nhà thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra, loại dược liệu này còn được bán trên các trang thương mại điện tử, websiite hoặc mạng xã hội. Tuy nhiên, các sản phẩm dược liệu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hiện nay được bán tràn lan. Chính vì vậy người dùng cần lựa chọn địa chỉ uy tín và đáng tin cậy, tránh ” tiền mất tật mang”.
Có thể nói, hạ khô thảo đã mang đến nhiều giá trị tuyệt vời trong y học và đời sống con người. Chúng tôi đã tổng hợp những thông tin về loại dược liệu này. Hy vọng bài viết có nhiều kiến thức hữu ích đối với bạn và người thân trên hành trình chăm sóc sức khỏe của mình.
{View more | Discover more | Explore more | Reference source | Source of reference | Read more | More information | View more on ZodiFox }: Vị thuốc hạ khô thảo – món quà tuyệt vời từ thiên nhiên
from Vì Sức Khỏe | Quà tặng sức khỏe cao cấp ý nghĩa | Visuckhoe.vn https://ift.tt/reIPX40
via Vì Sức Khỏe
Nhận xét
Đăng nhận xét