Công dụng tuyệt vời của nhục đậu khấu có thể bạn chưa biết
Nhục đậu khấu được sử dụng như một loại gia vị trong quá trình chế biến thức ăn, đặc biệt là các món hầm. Đây cũng là vị thuốc có giá trị và phổ biến trong y học. Nó có thành phần, đặc điểm, công dụng và các dùng ra sao? Cùng khám phá và tìm hiểu về loại dược liệu này qua bài viết của Visuckhoe.vn nhé!
- Ngũ vị tử là gì? 3 tác dụng của ngũ vị tử đối với sức khỏe
- Tác dụng của vị thuốc ngưu bàng tử bạn đã biết chưa?
- Nhũ hương: Dược liệu quý hiếm với nhiều tác dụng chữa bệnh
1. Đặc điểm của nhục đậu khấu
Nhục đậu khấu có tên khoa học là Myristica fragrans Houtt. Cây có nguồn gốc từ vùng đảo Molucca ở Thái Bình Dương. Đây là loài nhiệt đới, có khả năng thích nghi cao với khí hậu nóng, ẩm, có lượng mưa mỗi năm từ 1500 – 3000mm. Nó sinh trưởng và phát triển tốt tại các vùng thấp, không thích hợp ở núi cao trên 750m. Cây được du nhập và trồng nhiều ở các vùng Châu Á và Đông Nam Á. Tại nước ta, nó xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía nam.
Hình dáng của cây nhục đậu khấu
Đây là loại cây thân gõ, có chiều cao trung bình từ 8 -10m. Toàn thân nhẵn, có nhiều cành nhỏ. Lá có hình mác hoặc hình elip, mọc so le với nhau. Đỉnh lá ngắn, gốc rộng, các mép nguyên. Lá có từ 8 -10 gân đối xứng hai bên, cuống dài 7 -10mm. Hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá, dài 1 – 3 cm. Thùy hoa màu nâu, có dạng hình tam giác hoặc bầu dục. Quả mọng, có dạng hình cầu hoặc hình quả lê, mọc thõm xuống. Chúng mọc đơn lẻ, đường kính khoảng 5 – 8 cm. Khi chín đáy quả mở theo chiều dọc, tạo thành 2 mảnh, để lộ ra phần hạt bên trong.

Bộ phận dược liệu
Hạt nhục đậu khấu dài 2 cm đến 3 cm, đường kính 1,5 cm đến 2,5 cm. Chúng có dạng hình trứng hoặc hình bầu dục, vỏ dày, cứng, bao bọc bởi một áo hạt bị rách, màu hồng. Bên ngoài là màu xám vàng hoặc màu tro, đôi khi phủ một lớp phấn trắng. Nó có rãnh, vết nhăn chạy dọc và mờ, tạo thành các mạng lưới không đều nhau. Rốn hạt nằm ở vị trí rễ mầm, có dạng điểm lồi, màu nhạt.
Thu hái, bào chế
Cây tròn 7 năm thì bắt đầu thu hoạch. Từ tháng 4 – 6 và 11 – 12 hàng năm là thời điểm để hái quả. Một cây nhục đậu khấu có thể cho quả 60 -70 năm. Khi hái về, người ta bóc vỏ, lấy phần hạt đem ngâm nước rồi sấy cho khô. Dùng nhiệt độ 60 độ C, thời gian kéo dài khoảng 2 tháng, đến khi lắc có tiếng lọc cọc thì dừng lại. Đập phần vỏ bên ngoài để lấy nhân, ngâm với nước vôi sau đó phơi hay sấy khô lại.
Thành phần hóa học
Trong hạt nhục đậu khấu có chứa đến 30 – 40% chất béo, gọi là bơ và 5 – 10% tinh dầu dễ hay hơi. Các chất đó bao gồm: terpen (α-pinene, camphene, p-cymene, sabinene, -phellandrene, -terpinene, myrcene). Đồng thời còn có dẫn xuất của terpene (linalool, terpineol, geraniol) và phenylopropanes (myristicin, safrole, elmicin)
2. Nhục đấu khấu có tác dụng gì
Theo y học cổ truyền
Nhục đậu khấu có vị cay, đắng, hơi chát, mùi thơm và tính ấm. Nó có độc, quy vào 3 kinh tì, vị và đại tràng. Tác dụng của dược liệu trong y học là ôn tì, thu sáp, chỉ nôn, chỉ tả, lỵ, tiêu thực. Nó kích thích tiêu hóa, dùng làm thuốc để chữa tiêu chảy lâu ngàỵ kèm lạnh bụng, sôi bụng và phân lỏng như nước, tiêu phân sống. Ngoài ra, các thầy thuốc còn sử dụng trong trường hợp bệnh nhân kén ăn, sốt rét, nôn mửa, trướng bụng và đau thượng vị.
Theo y học hiện đại
- Kháng khuẩn và chống oxy hóa: Những chiết xuất và tinh dầu của dược liệu có khả năng kháng khuẩn cao. Nó chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm, cũng như nhiều loại nấm. Đây là nguồn đáng kể trong tự nhiên của chất chóng oxy hóa.
- Hỗ trợ bệnh loét dạ dày và viêm đại tràng: Thí nghiệm trên chuột cho thấy bệnh loét dạ dày do cồn gây ra được bảo vệ đáng kể. Viêm đại tràng do natri dextran sulfate trên chuột ức chế các cytokine gây viêm, cải thiện tình trạng gây viêm.
- Tăng cường chức năng não: Hợp chất Myristicin trong quả có khả năng kích thích hệ thống thần kinh. Đồng thời chất này còn giúp cải thiện trí nhớ và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.
- Chống mất ngủ và trầm cảm: Thần kinh Dopamine và Serotonin ở não bộ có thể tăng dẫn truyền nhờ Myristicin, Elemicin. Từ đó dược liệu có khả năng làm dịu căng thẳng, giúp an thần và ngủ sâu hơn.
- Ngừa sâu răng: Với tính năng kháng khuẩn, nhục đậu khấu có thể ngăn ngừa nhiều vi khuẩn gây ra các vấn đề về răng miệng. Ngoài ra tinh dầu của nó giúp giảm tình trạng đau buốt răng.
- Đào thải độc tố: Hàm lượng Magie và chống chống oxy hóa ức chế sự phát triển của các tế bào gốc tự do. Chúng còn có khả năng kích hoạt các enzyme để hỗ trợ đào thảo độc tố trong cơ thể.

3. Các bài thuốc có nhục đậu khâu
Trị rối loạn tiêu hóa
Chuẩn bị: Nhục đậu khấu 80 g, Đinh hương 40 g, Sa nhân 30 g, Calci carbonat 250 g, Nhục quế 100 g cùng đường 500 g.
Thực hiện: Dược liệu đem tán thành bột mịn, trộn đều, dùng 0,5 – 4 g mỗi ngày.
Trị biếng ăn
Chuẩn bị: Nhục đậu khấu 0,5 g, Nhục quế 0,5 g và Đinh hương 0,2 g.
Thực hiện: Nghiền mịn, trộn chung với đường sữa 1 g. Chia thành 3 phần, mỗi ngày uống 3 lần.
Trị tiêu chảy
Chuẩn bị: Nhục đậu khấu 6 g, Bổ cốt chỉ 10 – 12 g, Ngô thù du 9 g, Ngũ vị tử 10 g và Đảng sâm 15 g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống.
Trị hen, đau bụng, đau dây thần kinh, rong kinh
Chuẩn bị: Nhục đậu khấu, bạch đậu khấu, đinh hương, bạch hòa xà, ngọn cây gai mèo, long não. Mỗi vị dfung 1 lượng bằng nhau.
Thực hiện: Tán mịn, mỗi lần dùng 0,75 – 1 50g chung với mật ong. Ngày uống 2 lần.

4. Một số kiêng kỵ khi dùng
Khi sử dụng nhục đậu khấu để chữa bệnh, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Người bệnh lỵ, tiêu chảy do thấp nhiệt không được sử dụng.
- Người mẫn cảm hoặc di ứng với các thành phần của thuốc không dùng.
- Dùng quá 7,5 g bột nhục đậu khấu mỗi ngày có thể gây ra một số hiện tương. Cụ thể: chóng mặt, mất tiếng hoặc thay đổi giọng nói, thần trí không rõ ràng, đặc biệt có nguy cơ tử vong cao.
- Gặp các biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
5. Hạt nhục đậu khấu mua ở đâu
Nhục đậu khấu là một loại gia vị khá quen thuộc. Bột của chúng được bán tại các chợ, siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa. Ngoài ra tại các nhà thuốc y học cổ truyền cũng có bán loại dược liệu này. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay không tránh khỏi xuất hiện hàng kém chất lượng và không có nguồn gốc rõ ràng. Để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe, người dùng cần lựa chọn địa chỉ uy tín và đáng tin cậy.
Với sự đa dạng về thành phần và công dụng, nhục đậu khấu đã trở thành vị thuốc có giá trị trong y học. Hy vọng thông tin trên đem lại nhiều kiến thức hữu ích trên hành trình chăm sóc sức khỏe của bạn. Hãy chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bè xung quanh nhé!
{View more | Discover more | Explore more | Reference source | Source of reference | Read more | More information | View more on ZodiFox }: Công dụng tuyệt vời của nhục đậu khấu có thể bạn chưa biết
from Vì Sức Khỏe | Quà tặng sức khỏe cao cấp ý nghĩa | Visuckhoe.vn https://ift.tt/qMuilIo
via Vì Sức Khỏe
Nhận xét
Đăng nhận xét