Thành phần dinh dưỡng của chuối và 10 lợi ích của trái cây giá rẻ

Chuối là một loại hoa quả giá rẻ của Việt Nam, nhưng nó mang một hàm lượng dinh dưỡng to lớn mà bạn cần phải biết. Vậy thành phần dinh dưỡng của chuối  có những gì mà được gọi là ” vua của các loài ” và cũng là loại duy nhất đủ tiêu chuẩn tròn vẹn các dưỡng chất thiết yếu. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này của Visuckhoe.vn để xem những lợi ích chúng mang lại nhé.

1.Chuối

Chuối là một loại trái cây khá phổ biến trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Một loại thực phẩm mang hàm lượng to lớn, cung cấp khá nhiều chất dinh dưỡng như kali, chất xơ, magie, natri,.. và vitamin C, vitamin B và chống oxi hóa. Chuối có rất nhiều loại và đa dạng kích thước khác nhau, vậy nên mỗi loại cũng mang một vị ngọt riêng, màu sắc.

Thành phần dinh dưỡng của chuối
Thành phần dinh dưỡng của chuối

Ngày nay, mọi người đã có ý thức hơn về việc điều chỉnh vóc dáng. Chuối được xem là một loại thực phẩm không thể thiếu, bởi nó mang lại lợi ích cho tiêu hóa, giảm cân và hỗ trợ về bệnh tim mạch. Với một loại thực phẩm giá rẻ, mà dồi dào tại Việt Nam. Tại sao mình không ăn chuối mỗi ngày? Cùng tìm hiểu xem có những loại thành phần dinh dưỡng của chuối nhé.

2.Thành phần dinh dưỡng của chuối

Trung bình với 100 gam chuối sẽ chứa:

  • Carbohydrate: 22,8 g
  • Protein: 1,1 g
  • Chất béo: 0,3 g
  • Chất xơ: 2,6 g
  • Đường tự nhiên: 12,2 g
  • Canxi: 5 mg
  • Sắt: 0,3 mg
  • Magiê: 27 mg
  • Phốt pho: 22 mg
  • Kali: 358 mg
  • Natri: 1 mg
  • Vitamin C: 10,3 mg
  • Vitamin A: 64 IU
  • Folate: 20,0 mcg
  • Vitamin B6: 0,4 mg

Lưu ý rằng các giá trị dinh dưỡng có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước của quả chuối.

2.1 Thành phần protein

Chuối là một loại trái cây khá phổ biến với những người giảm cân, hay tập thể hình. Vì nó mang một lượng protein vừa đủ và hầu như không có chất béo, khoảng 2-4% lượng calo đủ cho chúng ta có thể hoạt động cả ngày. Protein đó có thể thay thế cá, thịt, vậy nên bạn nên ăn 1 quả vào buổi chiều. VÌ nó có thể giúp no mà lại không tăng cân.

2.2 Thành phần chất xơ

Nếu bạn cảm thấy rau quá khó ăn, thì bạn hãy thử chuối, vì nó mang một vị ngọt thanh mà lại cung cấp rất nhiều chất xơ. Chuối được xem là một trong những thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, vậy nên nó được xem là một món ăn yêu thích của những người bệnh táo bón, bệnh trĩ. Không chỉ làm sạch đường ruột mà còn giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn, vì trong chuối có chứa axit.

Thành phần dinh dưỡng có trong chuối
Chuối cung cấp các chất xơ cần thiết

2.3 Thành phần khoáng chất

Như được biết, chuối mang một hàm lượng khoáng chất to lớn. Chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng chủ yếu là Kali, Magie, Sắt, Naiacin, Riboflavin.

Thành phần chiếm chủ yếu là Kali. Những người bị huyết áp cao nên ăn 2 trái chuối mỗi ngày để tim mạch, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, việc thiếu hụt Kali dễ gây ra các tình trạng căng thẳng, xúc động mạnh, dễ bực bội. Vậy chuối sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho ai muốn phục hồi năng lượng.

2.4 Thành phần chất béo

Chuối cũng chứa một hàm lượng nhỏ chất béo, nhưng khi một ăn một quả thì hàm lượng đó không đáng kể, vì vậy bạn đừng quá lo lắng về khả năng gây béo phì hay gia tăng về cân nặng, vì trong chuối chỉ chiếm khoảng 1-3% tổng lượng calo/100gram.

2.5 Vitamin

Chuối chứa đa dạng các loại vitamin như C, A, B6 có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng. Giúp bảo vệ và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạch.

Thành phần dinh dưỡng trong chuối chín
Chuối chín cung cấp nhiều vitamin

Vitamin B góp phần hỗ trợ điều hòa đường huyết, ổn định thần kinh, tập trung trí tuệ. Vậy nên bạn phải cung cấp 2 trái chuối mỗi ngày. Vì chúng làm giảm chứng bực bội trước kì kinh nguyệt, điều chỉnh tâm cực kì tốt. Vitamin được thấy rất nhiều trong thành phần dinh dưỡng của chuối chín

2.6 Thành phần Carbohydrates

Theo như khoa học thống kê, hàm lượng Carbohydrates là chiếm khá lớn trong thành phần dinh dưỡng có trong chuối. Thường xuất hiện chủ yếu dưới dạng tinh bột chuối xanh, và được chuyển hóa thành đường trong chuối chín. Lượng đường chuyển hóa trong chuối chín lớn nhất là glucose, fructose, sucrose. Nếu bạn bị hạ đường huyết, thay vì ngậm một thìa đường thì bạn có thể ăn ngay một quả chuối chín, nó sẽ giúp cơ thể bạn ổn hơn.

3.10 Lợi ích của chuối mang lại mà bạn nên biết

3.1 Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa

Hàm lượng dinh dưỡng của chuối cung cấp lượng chất xơ dồi dào, trung bình 1 quả có khoảng 3g chất sơ. Thành phần dinh dưỡng của chuối chính là Pectin trong chuối chín, kháng tinh bột trong chuối xanh.

Các chất dinh dưỡng có trong chuối
Ăn chuối giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Kháng tinh bột khi không tiêu hóa được, sẽ biến thành thức ăn cho các vi khuẩn có lợi. Pectin được các nhà nghiên cứu cho thấy nó có khả năng ngăn ngừa ung thư ruột kết. Chất xơ có trong chuối có tác dụng làm sạch đường ruột và ngăn ngừa nhiều về vấn đề tiêu hóa. Trong chuối có chứa 1 ít chất axit, giúp cho thức ăn tiêu hóa nhanh hơn.

3.2 Chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu

Theo thống kê, trong một quả chuối có chứa các chất như : Kali, Vitamin B6, Vitamin C, Magie, Đồng, Mangan, Carbs, chất xơ, Protein, chất béo. Điểm đáng quan trọng là trong một quả chuối chỉ chứa khoảng 105 calo chủ yếu là nước và carb, chứa rất ít protein, và hầu như không chứa chất béo. Chính vì điều đó, chuối được xem là thực phẩm ” vàng ” của những người ăn kiêng.

3.3 Kiểm soát lượng đường huyết

Được biết trong chuối rất giàu pectin, nó là một loại tinh bột được chuyển hóa thành đường: glucose, fructose, sucrose được tìm thấy trong chuối chín. Ăn chuối sẽ giúp giảm cảm giác thèm ăn bằng cách làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Nếu bạn đang lo ngại về vấn đề ăn quá nhiều chuối chín có dẫn đến nguy cơ tăng đường huyết đột ngột hay không?

Theo thống kê về thành phần dinh dưỡng ở chuối, đường huyết trong chuối xanh chiếm 30, và chuối chín chiếm khoảng 60. Giá trị trung bình của tất cả dạng chuối chiếm khoảng 51. Điều này cho thấy, chuối không gây ra sự gia tăng đột biến quá lớn về lượng đường trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát khẩu phần ăn trong ngày. Vì nó vẫn có nguy cơ tăng đường huyết đột ngột khi bạn ăn quá nhiều.

Một thông tin khá vui cho người tiểu đường. Trong chuối xanh có khả năng cải thiện độ nhạy của insulin, trong vitamin B6 có hình thành nên hemoglobin, đây là một dạng protein chuyển hóa oxy và có khả năng khiểm soát đường huyết hiệu quả.

3.4 Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Trong thành phần dinh dưỡng trong chuối cũng mang một hàm lượng Kali cần thiết, Kali có khả năng kiểm soát huyết áp. Dưỡng chất này khá quan trọng, nhưng có rất ít người quan tâm việc bổ sung kali trong bữa ăn hằng ngày.

Công dụng của chuối đối với sức khỏe
Chuối có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Trong khi, chuối là nguồn kali dồi dào, chứa 9% trong 100gram. Những người tiêu thụ nhiều kali có ít nguy cơ mắc bệnh tim hơn so với người ít tiêu thụ chất này. Ngoài ra, chuối cũng có chứa một lượng vừa đủ magie, một trong những yếu tố quan trong đối với sức khỏe tim mạch, nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh.

3.5 Chống oxy hóa mạnh

Hiện nay, các nhà nghiên cứu cho thấy, trái cây và rau quả là nguồn chứa nhiều chất oxy hóa trong chế độ ăn uống. Và chuối cũng vậy, mang một số loại chất chống oxy hóa mạnh. Mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh thoái hóa.

Chất chống oxy hóa được xem là yếu tố giúp ngăn ngừa tổn thương của các tế bào. Nếu không có chúng, các gốc tự do trong cơ thể tích tụ theo thời gian và gây hại cho cơ thể, nguy cơ mắc nhiều căng bệnh nguy hiểm, kể cả ung thư.

3.6 Tăng độ nhạy insulin

Insulin được tìm thấy trong chuối xanh. Kháng insulin là một yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2.

Công dụng tuyệt vời của chuối
Chuối có công dụng tăng độ nhạy insulin

Một nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu nạp khoảng 15g-30g lượng kháng tinh bột mỗi ngày. Sẽ giúp cải thiện độ nhạy insulin được 33-50% trong vòng bốn tuần. Vậy nên ăn sống quá chát, mũ, khó ăn, thì bạn có thể nấu canh hoặc trộn nộm với các loại rau, sẽ giúp dễ ăn hơn so với việc ăn sống chuối xanh.

3.7 Chống thiếu máu

Chuối chứa rất nhiều sắt, tiêu thụ chuối có thể kích thích sản xuất huyết sắc tố trong máu và giúp chống tình trạng thiếu máu. Việc thiếu sắt sẽ giúp cơ thể mệt mỏi, xanh xao, khó thở. Hơn thế nữa, trong chuối cũng chứa nhiều chất khoáng như vitamin B6 trong chuối điều chỉnh lượng đường máu. Đặc biệt hơn, ăn chuối cũng có thể hỗ trợ những người bị thiếu máu.

3.8 Cải thiện chức năng thận

Tác dụng của chuối đối với sức khỏe giúp cải thiện chức năng thận. Kali rất cần thiết cho việc kiểm soát huyết áo, chức năng thận khỏe mạnh. Chuối mang một lượng kali dồi dào. Vậy bạn nên cần điều chỉnh bữa ăn hằng ngày, bằng cách bổ sung chuối vào thực đơn mỗi ngày của bạn. Vì nó mang lại nhiều lợi ích trong việc duy trì thận khỏe mạnh

Những thông tin gần đây nhất, chứng minh chuối đã cải thiện sức khỏe của con người:

Người phụ nữ giữ thói quen ăn 2-3 quả chuối mỗi tuần trong vòng 13 năm giảm nguy cơ mắc bệnh thận thấp hơn 33%

3.9 Hỗ trợ giảm cân

Chưa có nghiên cứu nào cho thấy công dụng của chuối đối với việc giảm cân. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều chất xơ từ rau và trái cây sẽ giúp hỗ trợ giảm cân, và chuối cũng như ngoại lệ. Chuối được sử dụng rất nhiều trong các bữa ăn đi tập. Họ thường kết hợp chuối với các loại hạt ngũ cốc, hạt dinh dưỡng, cung cấp một lượng calo vừa đủ, no lâu.

Công dụng tuyệt vời có trong chuối
Chuối có công dụng hỗ trợ giảm cân rất tốt

3.10 Hỗ trợ tập thể dục

Theo thống kê, lượng carbs trong chuối được hấp thụ sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành năng thành năng lượng. Trong chuối có Kali giúp phòng tránh được tình trạng mất nước.

Hơn nữa, trong quả chuối có nhiều thành phần chống oxy hóa, chất xơ, vitamin B6. Ăn chuối trước khi tập cùng hạt grannola sẽ giúp no lâu, và ngon hơn. Bật mí thêm, việc ăn chuối có thể giảm chuột rút cơ bắp đến 95%. Chúng rất cần thiết cho các buổi vận động.

4. Một số lưu ý cần biết

4.1 Nên ăn chuối khi nào và ăn nhiều có tốt không

  • Không nên ăn chuối quá nhiều (2 trái/ ngày)
  • Người có hàm lượng kali trong máu cao không nên ăn nhiều chuối
  • Bị đau dạ dày cũng không nên ăn quá nhiều chuối
  • Ăn chuối khi vừa chín nhừ, đừng để quá lâu, chuối hỏng cũng không tốt cho sức khỏe.
  • Không nên chuối lúc đói vì có thể không tốt cho dạ dày. Vì vậy nên ăn chuối tráng miệng, hoặc buổi trưa chiều.
Tác dụng của chuối đối với sức khỏe
Ăn nhiều chuối có tốt không?

4.2 Cách bảo quản

  • Tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp, nên để ở nhiệt độ
  • Không cho chuối xanh vào tủ lạnh vì sẽ làm hủy quá trình chín tự nhiên của chuối.
  • Để tăng tốc độ chín, hãy bảo quản trong túi giấy màu, hoặc gần trái cây chín.
  • Chuối vàng chín vàng hoàn toàn có thể được bảo quản trong tủ lạnh, ngăn kéo sản phẩm kín.
  • Nếu vỏ chuối đã chín đến gần như chuyển sang màu nâu, bạn hãy lột vỏ và trữ tủ đông. Sau đó đem đi xay nhuyễn thành thức uống, có thể kết hợp với các loại bột protein.
Cách bảo quản chuối
Cách bảo quản chuối

Chuối là thực phẩm dồi dào ở Việt Nam, không chỉ rẻ, ngon, mà còn mang một lượng chất cần thiết cho cơ thể, và ít ai biết được chuối có giá trị dinh dưỡng như thế nào. Hy vọng bài viết này sẽ được phổ biến hơn, cung cấp những thông tin bổ ích và giải đáp được thắc mắc về thành phần dinh dưỡng của chuối. Mong rằng sau bài viết này, chuối sẽ trở thành một loại thực phẩm hằng ngày của bạn, và giúp ích bạn trong quá trình cải thiện sức khỏe.

{View more | Discover more | Explore more | Reference source | Source of reference | Read more | More information | View more on ZodiFox }: Thành phần dinh dưỡng của chuối và 10 lợi ích của trái cây giá rẻ



from Vì Sức Khỏe | Quà tặng sức khỏe cao cấp ý nghĩa | Visuckhoe.vn https://ift.tt/A8rziFk
via Vì Sức Khỏe

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công dụng tuyệt vời của cây Cỏ ngọt

Trải nghiệm ẩm thực của đảo Nhật Bản – Đặc sản Inazuma

Cây cối xay – vị thuốc quý trong y học