Mạch môn: bài thuốc quý chữa bệnh chảy máu cam
Từ lâu mạch môn đã trở thành một vị thuốc sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Với thành phần, tính chất của nó đã đem lại nhiều công dụng và có giá trị đối với con người. Hãy cùng Visuckhoe.vn tìm hiểu về loại dược liệu qua bài viết dưới đây nhé! Hy vọng những thông tin sẽ hữu ích đối với bạn và mọi người xung quanh.
- 6 công dụng của dược liệu Khương hoàng bạn đã biết chưa?
- Đặc điểm và công dụng của cây Kinh giới trong y học
- Công dụng tuyệt vời của cây liên tâm trong y học
1. Đặc điểm của mạch môn
Mạch môn có tên gọi khác là tóc tiên, cỏ lan, lan tiên, mạch đông,… Nó có tên khoa học là Convallaria japonica Linnaeus f, thuộc họ tóc tiên. Cây có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hiện nay loại cây này đã được trồng ở nhiều tỉnh của nước ta như: Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang, Nghệ An…
Hình dáng
Đây là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao từ 10 – 40cm. Lá mọc từ gốc lên, có màu xanh lục, dài 20 – 40cm và hẹp chỉ từ 1 – 4mm. Ở phía cuốn lá có bẹ, mép của chúng hình răng cưa. Hoa mọc từ cành trên thân, lúc mới nở màu trắng, sau chuyển dần sang tím nhạt, dài từ 5 -10 cm. Qủa hình trứng, mọng và có màu xanh lam đẹp mắt. Bên trong quả chứa 1 đên 2 hạt. Rễ của cây mọc thành chùm. Từ rễ phát triển, phình to thành củ. Củ dẹp hai đầu, thân tròn, to bằng đầu đũa. Vỏ có màu trắng vàng, trong ngọt, mềm.

Thu hái, bào chế
Phần củ là bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu. Người ta thu hoạch vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 đối với cây đã trồng được 2 năm. Khi đào củ lên cần cắt bỏ toàn bộ rễ con, rửa sạch bụi bẩn và tạp chất. Đối với củ lớn người dân chẻ làm đôi, củ nhỏ để nguyên, sau đó có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
Thành phần hóa học
Trong mạch môn có các chất gồm: saponin steroid, homoisoflavonoid, polysacarid. Ngoài ra nó chứa đường các loại glucose, glucofructan saccharose, fructose. Vitamin,stigmasterol, B – sitosterol, D – Glucosid và chất nhầy đều có trong dược liệu.
2. Công dụng dược lý của mạch môn
Theo y học cổ truyền
Trong đông y mạch môn là thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Nó được quy vào các kinh Phế, Vị và Tâm. Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, bổ phế. Ngoài ra còn giúp lợi tiểu, ích tinh. Các thầy thuốc sử dụng loại củ này để điều trị các bệnh liên quan đến phế nhiệt do âm hư, bồn chồn mất ngủ, táo bón, ho khan, ho lao, khô nóng, khô khát. Những người sốt khi về chiều, ho ra máu, có đờm, mắt vàng,… cũng có thể sử dụng vị thuốc.

Theo y học hiện đại
Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy khả năng tác động của mạch môn đối với các bộ phận trong cơ thể. Các chất saponin steroid, homoisoflavonoid, polysacarid giúp bảo vệ tim mạch, chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, điều hòa miễn dịch, chống vi trùng. Cụ thể:
- Thực nghiệm cho kết quả dược liệu chống rối loạn nhịp tim, tăng huyết lượng động mạch vành, tăng lực co bóp cơ tim. Từ đó có thể bảo vệ được bệnh thiếu máu cơ tim đối với bệnh nhân. Ngoài ra còn giúp an thần và giảm căng thẳng.
- Các trực khuẩn đại trường, tụ cầu trắng và trực khuẩn thương hàn bị mạch môn ức chế mạnh mẽ.
- Theo Chinese Hebral Medicine, bột của dược liệu ức chế Staphylococcus albus và E.coli.
- Khi tim cồn hoặc nước sắc lên thỏ, có tác dụng tăng lượng dự trữ Glycogen.
- Thí nghiệm trên thỏ với nước sắc của mạch môn cho kết quả có tác dụng lên đường huyết.
3. Các bài thuốc có dược liệu mạch môn
Trị chảy máu cam
Chuẩn bị: Mạch môn bỏ lõi 20g, sinh địa 20g.
Thực hiện: Đem 2 vị trên sắc chung với nước, uống trong ngày.
Trị táo bón
Chuẩn bị: Mạch môn 20g, sinh địa 20g cùng 12g huyền sâm.
Thực hiện: Tất cả sắc lấy nước uống.
Trị đau họng, ho khan, ho đờm
Chuẩn bị: Mạch môn 5g, tang diệp 12g, mè đen 4g, tỳ bà diệp 4g, cam thảo 4g cùng hạnh nhân 3g, a giao 3g.
Thực hiện: Sắc uống.
Trị tiêu khát
Chuẩn bị: Mạch môn, hoàng liên, mỗi vị lượng bằng nhau.
Thực hiện: Sắc chung với nhau rồi lấy nước uống.
Trị chảy máu răng
Chuẩn bị: Mạch môn nguyên chất.
Thực hiện: Cho nước cùng dược liệu vào, đun cho đến khi sắc lấy rồi lấy nước uống.
Trị mạch nhanh, suy tim, huyết áp hạ
Chuẩn bị: Mạch môn 16g, ngũ vị tử 6g, nhân sâm 8g.
Thực hiện: Sắc chung với nhau, uống trong ngày.

4. Lưu ý khi sử dụng
Mạch môn ngài công dụng chữa bệnh vẫn có chống chỉ định và kiêng kỵ riêng. Chính vì vậy bệnh nhân khi sử dụng vị thuốc này cần lưu ý một số vấn đề như:
- Người Phế và Vị có nhiệt bên trong không sử dụng.
- Dược liệu không dùng cho người bị tiêu chảy hoặc tỳ vị hư hàn.
- Các bài thuốc đông y thường có tác dụng chậm, cần kiên trì sử dụng theo đúng liệu trình.
- Người dị ứng với các thành phần của thuốc không sử dụng.
- Nếu gặp các dấu hiệu bất thường cần dừng ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
5. Mua mạch môn ở đâu?
Mạch môn hiện nay đã trở nên phổ biến, ngoài tác dụng điều trị bệnh đây còn là loại cây cảnh được trồng nhiều nơi. Bạn có thể tìm mua củ của nó tại các chợ đông y, nhà thuốc y học cổ truyền. Nhanh chóng và tiện lợi hơn trên mạng xã hội và các sàn thương mại cũng được bán rộng rãi. Cả cây, củ tươi và khô đều có thể mua trên đây. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín và đáng tin cậy để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Trên đây là những thông tin về loại dược liệu mạch môn. Nó là loại dược liệu hoàn toàn từ tự nhiên, có công dụng tốt cho sức khỏe của con người. Để việc sử dụng đạt hiệu quả cao và tránh trường hợp rủi ro bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn. Hãy chia sẻ bài viết này đến với người thân và bạn bè xung quanh nhé!
{View more | Discover more | Explore more | Reference source | Source of reference | Read more | More information | View more on ZodiFox }: Mạch môn: bài thuốc quý chữa bệnh chảy máu cam
from Vì Sức Khỏe | Quà tặng sức khỏe cao cấp ý nghĩa | Visuckhoe.vn https://ift.tt/Wb2gCDp
via Vì Sức Khỏe
Nhận xét
Đăng nhận xét